Loading...
Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN THÁNG 3

 PHÒNG CHỐNG VÀ SƠ CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

 

      Dị vật đường thở là một cấp cứu. Đó là những dị vật mắc lại trên đường thở từ mũi (đường thở trên), đến thanh, khí, phế quản (đường thở dưới). Dị vật mũi thường dễ chẩn đoán và điều trị, còn dị vật thanh khí phế quản chẩn đoán và điều trị rất khó khăn và phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy nói đến dị vật đường thở thường chỉ đề cập đến dị vật thanh khí phế quản. Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc dị vật đường thở

  1. Nguyên nhân 
    Có 2 nguyên nhân chính :
    2.1. Do người bệnh :
    – Bệnh nhân đang ăn hoặc ngậm dị vật trong mồm, do tác nhân nào đó làm bệnh nhân hít mạnh dị vật theo luồng không khí rơi vào đờng thở.
    – Các tác nhân (yếu tố thuận lợi) :
    + Khóc, cười, bịt mũi ép trẻ ăn
    + Tranh nhau ăn
    + Hắt hơi
    + Vấp ngã…
    – Do trẻ nhỏ phản xạ đóng mở thanh môn chưa hoàn chỉnh
    – Bố mẹ cẩu thả trong việc ăn uốngcủa trẻ
    – Do tập quán ăn uống, hay tắm nước suối, uống nước suối gây dị vật sống vào đường thở
    – Do liệt hầu họng…
    2.2. Do thầy thuốc:
    – Nhổ răng gây rơi răng, mũi khoan răng rơi vào đường thở
    – Khi nhỏ thuốc kim tiêm rơi vào đường thở
    – Cho uống thuốc không đúng quy cách
  2. Biến chứng:
    Tử vong do ngạt thở cấp
    Viêm phế quản
    Phế quản phế viêm
    Xẹp phổi áp xe phổi, tràn mủ màng phổi do áp xe vỡ vào màng phổi
    Tràn khí màng phổi, trung thất
    Giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày
    Sẹo hẹp thanh quản
    4. Điều trị:
    Bao gồm 2 giai đoạn:
    – Cấp cứu ban đầu
    – Cấp cứu chuyên khoa
    4.1. Cấp cứu ban đầu:
    – Là cấp cứu ngay sau khi người bệnh bị nạn mà trong tay người cấp cứu không có đầy đủ phương tiện
    – Chỉ áp dụng trong trường hợp tối cấp, vì nếu không cấp cứu ngay người bệnh sẽ tử vong
    – Đối với ngạt thở do chất lỏng (sữa, bột…): nhanh chóng khai thông đường thở, ngay lập tức nắm 2 cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu hướng xuống dưới, tay kia vỗ mạnh lưng trẻ để làm trẻ khóc mạnh lên.
    – Dị vật không phải chất lỏng: làm nghiệm pháp Hemlich
    + Với trẻ > 1 tuổi thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở tư thế nằm
    + Với trẻ lớn hoặc người lớn thực hiện nghiệm pháp Hemlich ở 3 tư thế đứng, ngồi, hoặc nằm
    + Với trẻ < 1 tuổi, theo uỷ ban phòng chống tai nạn và ngộ độc của Viện hàn lâm Mỹ cho rằng cấp cứu đầu tiên khi bị ngạt là nên thổi ngược lại (giống hô hấp nhân tạo) vì chấn thương bụng có thể xảy ra khi làm Hemlich
    + Hemlich tư thế nằm: đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu thấp, nghiêng sang 1 bên, 2 bàn tay người cứunạn chồng lên nhau đè ngay vùng thượng vị, rồi ấn mạnh theo hướng đầu bệnh nhân, làm nhịp nhàng (ấn 4-5 cái 1 lần) để ép phổi với hy vọng không khí trong phổi được tống ra đồng thời đẩy cả dị vật ra ngoài thanh môn
    + Hemlich ngồi hoặc đứng: người cứu nạn đứng sau lưng nạn nhân, đưa tay ra trước qua hông đặt trước vùng thượng vị, 2 tay chồng lên nhau, cho lưng nạn nhân dựa vào ngực người cứu nạn, sau đó ép mạnh vùng thượng vị nạn nhân từng đợt (ép 4-5 cái 1 lần)
    + Nếu nghiệm  pháp Hemlich 3 lần không thành công, lập tức hô hấp nhân tạo ngay với hy vọng đẩy dị vật xuống để đường thở phần nào được lưu thông
    – Chọc kim qua màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu 1 thì nếu các biện pháp trên không kết quả.
    4.2. Cấp cứu chuyên khoa:
    – Hô hấp nhân tạo, mở khí quản cấp cứu nếu bệnh nhân ngạt thở
    – Soi thanh khí phế quản gắp dị vật
    – Kháng sinh, corticoid sau soi
  3. Các biện pháp giáo dục tư vấn cho cộng đồng để phòng chống và xử trí cấp cứu dị vật đường thở, đường ăn
    1.Tưvấn phòng chống:
    Đối với trẻ em:
    không để các vật dụng, đồ chơi, đặc biệt loại có kích thước nhỏ gần trẻ khi không có người lớn bên cạnh
    cẩn thận trong việc ăn uống của trẻ
    Người lớn: tránh các tập quán ăn uống không tốt như ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa…
    2. Hướng dẫn xử trí cấp cứu:
    Hướng dẫn rộng rãi cho cộng đồng cách làm nghiệm pháp Hemlich, khai thông đường hô hấp khi bị dị vật dường thở
    Nhanh chóng chuyển bệnh nhân bị dị vật đường thở, đường ăn đến bệnh viện, không chủ quan điều trị theo kinh nghiệm dân gian.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về phòng chống và sơ cấp cứu dị vật đường thở, phòng y tế rất mong các bậc phụ huynh nắm được và xử trí khi trẻ bị bị hóc dị vật đường thở

 

                                                                                                           Ba Hàng Đồi, ngày 13 tháng 3 năm 2023

                             BAN GIÁM HIỆU DUYỆT                                                          NGƯỜI THỰC HIỆN

 

 

                                Quách Thị Ngoãn                                                                         Bùi Thị Phượng

Nội dung khác

VIDEO Ý NGHĨA

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI :

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 26
Hôm qua : 126
Tất cả : 11412